Vai trò Quản lý cấp trung và cấp cơ sở trong hoạt động vận hành theo Lean

Sự khác nhau giữa Nhân viên và Quản lý ?

Quản lý trực tiếp, họ quan trọng ra sao?

Chân dung "Quản lý giỏi"?

Quản lý giỏi - 5 yêu cầu?

TWI Vietnam | Giới thiệu >> Giới thiệu

Giới thiệu

Thiết lập, đào tạo và hoàn thiện vai trò / trách nhiệm của các Quản lý cấp trung và cấp cơ sở, Front-line Leaders, luôn là điều quan trọng.

Vì sao? Họ là những người điều hành, tác động trực tiếp kết quả vận hành (gồm cả tốt và chưa tốt) hàng ca, ngày và đêm.

Họ chính là mắc xích rất quan trọng trong chuỗi giá trị của hoạt động vận hành.

Họ chịu trách nhiệm thực thi các yêu cầu của Hệ thống / Quá trình (An toàn, Tiêu chuẩn, sự phù hợp, hiệu quả), bao gồm các yêu cầu thích ứng nhanh với sự thay đổi nếu có, ví dụ: sản phẩm mới, khách hàng thay đổi tiêu chuẩn, thiết bị mới, qui trình mới, người mới.

Họ là giao diện kết nối giữa những điều mong đợi xảy ra (yêu cầu của khách hàng / hệ thống/ quá trình) và những gì thực tế đang diễn ra tại hiện trường (thực tế, liên tục, kiểm soát được, thay đổi được).

Có rất nhiều những đo lường KPIs vào cuối tháng, cuối tuần hoặc cuối ngày, và những báo cáo nhận diện những "vấn đề" như Hao phí cao, công suất thấp, tình trạng ngưng trệ, chất lượng bị sai lệch, lỗi lặp lại,.. Giải quyết vấn đề hiệu quả luôn cần những quan sát thực địa về điều gì thực tế đang diễn ra tại hiện trường. Và đây là nơi vai trò của cấp Quản lý/ Gíám Sát cấp cơ sở cần được đề cập và gia cố vững chắc.

Nói cách khác, họ cần phải được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề vận hành hiệu quả tại hiện trường;

TWI và hoạt động vận hành - Thiết lập tiêu chuẩn và cải thiện liên tục

​ Chuẩn hóa tay nghề, khả năng thực hiện công việc chính xác, an toàn và tận tâm của nhân viên

​ Cải thiện Năng suất Chất lượng

​ Giảm thời gian đào tạo

​ Làm việc an toàn hơn

 Cải thiện tinh thần làm việc, hợp tác lẫn nhau

 Giải quyết vấn đề hiệu quả (bao gồm vấn đề "con người")

Từ khóa :